Nhận định, soi kèo Matsumoto Yamaga vs Sagan Tosu, 17h00 ngày 26/3: Tạm biệt chủ nhà
本文地址:http://member.tour-time.com/html/00d599234.html%20l
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Millonarios vs Independiente Santa Fe, 08h30 ngày 27/3: Chia điểm
Nhìn trăng khuyết mà xem, trăng chẳng khác nào quả chuối khổng lồ. Nếu quả chuối ấy rơi cái bịch xuống trái đất thì chúng ta phải làm gì? Câu trả lời quá đơn giản: cùng nhau chén mặt trăng thôi! Trong cuốn truyện, chúng ta sẽ theo chân muông thú trong khu rừng mở tiệc chuối linh đình đến no căng bụng. Ông Chuột Chũi trong chuyện đã phải thốt lên: “Ông sống đến tuổi này rồi nhưng chưa bao giờ được ăn quả chuối nào ngon như vậy”.
Tất nhiên rồi, vì chúng ta là những động vật bé nhỏ hay nhìn lên bầu trời rộng lớn. Những thứ đến từ bầu trời thường thần kì, vì chúng ta không biết và đã luôn thầm ngưỡng mộ sự kì bí của chúng bấy lâu. Đơn giản lắm, nếu mặt trăng mà văn chương hay ngợi ca chỉ là một trái chuối khổng lồ thì chúng ta cũng sẽ thấy nó ngon hơn hẳn những quả chuối thường.
Khi cả khu rừng đã được đánh chén mặt trăng thỏa thích, tất cả chợt nhớ ra điều hệ trọng. Nếu ăn mất mặt trăng rồi thì sẽ ra sao? Thì bầu trời sẽ chẳng còn trăng nữa, mà không có trăng nghĩa là sẽ chẳng còn ai ngắm trăng, không ai thèm làm bánh dango, đồng nghĩa với việc không còn được ăn bánh dango nữa. Quả là vấn đề siêu to khổng lồ.
Vậy là tất cả muôn loài bèn hì hục tìm cách sửa, trả mặt trăng về bầu trời. Chúng khâu lại vỏ quả chuối, thổi hơi đầy vào bên trong và thả cái “pưng” để “quả chuối - mặt trăng” bay lơ lửng trở lại bầu trời. Mọi chuyện lại ổn thỏa, tất cả vừa được ăn chuối vừa biết vị của mặt trăng và còn tiếp tục được ăn bánh dango như thường. Đêm dần qua, ngày mới đến, thay thế mặt trăng là mặt trời – một quả cà chua chín mọng đang từ từ nhô lên từ phía chân trời.
Câu chuyện dễ thương như vậy đó, như cái cách trẻ nhỏ nghĩ về thế giới, về cách sửa sai. Thế giới là chốn mà mọi thứ đều mới mẻ, thú vị, ngon lành. Mặt trăng là trái chuối, mặt trời là quả cà chua, muôn loài là bạn bè. Tôi nghĩ trẻ nhỏ vui vẻ hơn người lớn vì chúng yêu thích mọi thứ xung quanh mình, vì chúng sống trong thế giới mà mọi vấn đề lớn nhỏ đều có phương án sửa chữa, bằng cách này hay cách khác. Nếu chẳng may mặt trăng bị ăn mất, mặt trăng vẫn sẽ trở lại bầu trời, dù không còn như cũ nhưng đã có chuyến đi lạ kì ghé thăm mặt đất.
Thế giới trong Ehon là vậy, là những thế giới mà mọi điều hoang đường ngộ nghĩnh nhất đều có thể xảy ra. Đôi khi, trẻ nhỏ không cần những chuyến du lịch xa xôi mà cần những cuốn sách có khả năng mở ra các hành trình đi vào thế giới tưởng tượng vô hạn.
Tôi cho rằng, con người ấy mà, tạo dựng thế giới thực này nhờ chính những tưởng tượng và hy vọng về nơi chốn tốt đẹp hơn. Trẻ con cần tưởng tượng để lớn lên xây thế giới của riêng mình, còn người lớn, cần tưởng tượng để sửa chữa và không từ bỏ thế giới.
Linh Trụ
">'Chúng tớ ăn mất trăng rồi!'
NSND Trọng Trinh đối đầu NSƯT Chí Trung trong phim mới
Hoà nhập xu hướng giáo dục thế giới
Có thể nhận thấy giáo dục đại học ở các nước tiên tiến đều phát triển đa dạng với nhiều loại hình từ trường công lập và tư thục, chính quy và không chính quy cho đến giáo dục suốt đời. Trong đó, các mô hình giáo dục thành công của Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Singapore… đều mang tính tư nhân hoá cao, đẩy mạnh cải cách giáo dục theo hướng trao quyền tự chủ và quản lý theo mô hình doanh nghiệp-công ty, hoặc thành lập các công ty đại học quốc gia đồng thời chú trọng thiết lập quan hệ hợp tác, trao đổi giáo dục với các trường đại học khác trên thế giới.
Quần thể Đại học Văn Lang sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động. |
Giáo dục đại học Việt Nam gần đây cũng đang học hỏi các mô hình tiên tiến, cả nước hiện đã có 15 trường đại học thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, chất lượng vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ của giáo dục Việt Nam hiện nay. Ở nước ta, các đại học lớn vẫn chưa được đứng trong bảng xếp hạng 200 trường đại học top đầu Châu Á, trong khi nhiều trường đại học của các nước láng giềng như Philippines, Indonesia đều lọt vào danh sách này, đặc biệt Thái Lan lọt vào top 200 trường đại học tốt nhất thế giới.
Mô hình đào tạo khép kín, chuẩn quốc tế
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo định hướng của Chính Phủ và Bộ Giáo dục Đào tạo, một số trường đại học tại Việt Nam đang từng bước chú trọng phương thức đào tạo đề cao việc kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, trang bị các tiện ích quan trọng phục vụ việc học tập, nghiên cứu khoa học, sáng tạo, rèn luyện thể chất, thực hành kỹ năng mềm, sinh hoạt giải trí cho tất cả sinh viên, nghiên cứu sinh theo mô hình các trường đại học hiện đại trên thế giới.
Một trong những dự án đang dành được nhiều sự quan tâm mới đây là dự án xây dựng Quần thể đại học mới của Đại học Văn Lang vừa được triển khai theo định hướng của Chính phủ và Bộ Giáo dục Đào tạo về xây dựng và phát triển các đại học xuất sắc.
![]() |
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại lễ khởi công dự án xây dựng Quần thể mới của Đại học Văn lang, 24/2/2017. |
Dự án vừa được khởi công vào ngày 24/02/2017, tham dự sự kiện này Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã đánh giá cao định hướng phát triển của Trường Đại học Văn Lang trong thời gian tới là phù hợp xu hướng phát triển của giáo dục đại học Việt Nam và các nước trên thế giới. Cũng trong lễ khởi công dự án, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhận định việc chuyển giao công nghệ, mở rộng ngành nghề trọng điểm là con đường ngắn nhất để Đại học Văn Lang bắt kịp các trường đại học trong khu vực và quốc tế.
Quần thể Đại học Văn Lang được thiết kế theo mô hình Đại Học Xanh, năng lượng tái tạo, hiện đại của Châu Âu với tổng số vốn lên đến 100 triệu đô la chưa tính giá trị đất, có diện tích 6 hecta và dự kiến sẽ mở rộng lên 10 hecta trong thời gian sắp tới.
Mục tiêu của dự án là tạo nên một quần thể đại học đẳng cấp khu vực với phương thức tự chủ và theo các tiêu chuẩn giáo dục quốc tế. Dự án không chỉ chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại, mà còn hướng đến tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi giảng viên và sinh viên, áp dụng mô hình quản lý trường theo hướng doanh nghiệp và xây dựng các ngành đào tạo trọng điểm trên cơ sở hợp tác, có chọn lọc các ngành mũi nhọn của các trường đại học trên thế giới.
![]() |
Bộ trưởng bộ Giáo Dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, Phó Chủ tịch UBND TP. Huỳnh Cách Mạng và Chủ tịch HDQT Đại học Văn Lang Bùi Quang Độ ấn nút khởi công quần thể đại học Văn Lang |
Dự án được chia làm 4 khu vực chính, gồm có: khu hành chính, khu cơ sở vật chất và nghiên cứu, khu đào tạo chuyên ngành, khu ký túc xá, thể thao và các tiện ích khác. Toàn bộ các hạng mục chức năng trên sẽ hợp thành một cấu trúc khép kín, tiện nghi như một thành phố khoa học thu nhỏ với đầy đủ cơ sở vật chất nghiên cứu và giảng dạy cùng các tiện ích sinh hoạt tiên tiến.
Đại diện Đại học Văn Lang cho biết: “Thực tế cho thấy Đại học Văn Lang hiện nay nhận nguồn sinh viên đến từ nhiều nơi có nền tảng đào tạo không đồng nhất. Trong 4 năm, đại học chắc chắn làm tốt việc cung cấp và đào tạo kiến thức, còn việc trang bị kỹ năng mềm và đạo đức chuẩn mực phải nỗ lực rất nhiều.
Để đảm bảo đào tạo được nguồn nhân lực hoàn thiện, Đại học Văn Lang đang thiết lập hệ đào tạo liên tục trong 16 năm, từ cấp tiểu học, trung học lên đến đại học. Đây là mô hình Đại học Văn Lang hợp tác và học hỏi từ Đại học UT (University of Texas), một trong 10 trường đại học hàng đầu của Mỹ và là trường có Khoa Công nghệ Thông tin hàng đầu thế giới”.
Dự án này được mong đợi sẽ mở ra triển vọng lạc quan về việc đào tạo một cách có hệ thống và có định hướng nguồn nhân lực, nhằm cung cấp một lực lượng ưu tú xây dựng đất nước, đồng thời góp phần nâng tầm vị thế của các trường đại học Việt Nam trên bình diện quốc tế.
Thu Hằng
">Quần thể đại học
Nhận định, soi kèo Bắc Macedonia vs Wales, 2h45 ngày 26/3: Phong độ đang lên
Bác sĩ Hiếu và đồng nghiệp hội chẩn trước ca can thiệp
Vượt Trường Sơn khi còn trong… bụng mẹ
Trong hồi tưởng của PGS.TS Nguyễn Kim Nữ Hiếu, mùa xuân năm 1972 luôn trở về rõ nét bởi ngày đó khi đang là bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì bà nhận được lệnh vào chiến trường Quảng Trị làm nhiệm vụ.
Thời điểm đó, Hiếu phát hiện mình có thai. Nhưng với tinh thần thép, bác sĩ Hiếu bàn với gia đình và quyết định vào chiến trường khốc liệt với sinh linh bé nhỏ đang mỗi ngày lớn dần trong bụng. Bà biết, nếu không đi lần này thì sau này sẽ không có cơ hội thứ hai để vào chiến tuyến.
Bác sĩ Hiếu phải khoác trên mình ba lô nặng đựng quần áo, thực phẩm, vai đeo súng. Mỗi ngày vượt một quả núi, nhiều khi dốc núi thẳng đứng phải có đồng đội giúp đỡ mới đẩy lên được. Hàng tháng trời như thế, vào đến chiến trường Quảng Trị khốc liệt cũng là lúc các bác sĩ trong đoàn phát hiện ra bác sĩ Hiếu mang bầu, vì khi đó bụng bà đã lộ rõ.
Tháng 6/1972, khi cái thai trong bụng đã sang đến tháng thứ 7, bà được lệnh đưa cán bộ hành quân ra Bắc và hạ sinh cậu con trai Nguyễn Lân Hiếu sau đó 2 tháng. Thấy con được sinh ra với hình hài đầy đủ, khỏe mạnh, người mẹ mừng rơi nước mắt, bởi hơn ai hết bà lo sợ thời gian ở chiến trường bà và đồng đội thường xuyên dùng nước suối, rau rừng ở đúng vùng đất quân đội Mỹ rải chất độc da cam.
Sinh ra trong gia đình danh giá, là con trai của GS Nguyễn Lân Dũng, có ông nội và các chú, bác đều là những người nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực, từ nhỏ Nguyễn Lân Hiếu đã bộc lộ tố chất thông minh, cần cù. Thế nhưng, ước mơ ban đầu của cậu lại là trở thành họa sĩ. Hiếu từng say sưa với những nét vẽ và cây cọ, những mảng màu sáng tối mê hoặc. Nhưng đến một ngày định mệnh, cậu đã chọn cho mình một ngã rẽ khác.
Năm 17 tuổi, Hiếu chứng kiến bà ngoại mình đau đớn vì bệnh ung thư phổi. Những cơn đau của bà như xé gan ruột đứa cháu ngoại. Anh quyết định sẽ theo ngành y, theo con đường mà mẹ anh đi suốt thời thanh xuân, không ngần ngại đánh đổi cuộc sống bình yên để chọn cho mình một lý tưởng sống.
Bác sĩ Nguyễn Thế Lương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội, người gắn bó với Hiếu suốt những năm đại học nhắc đến cậu bạn thân bằng sự nể phục bởi nỗ lực không ngừng nghỉ của anh. Dù được sinh ra trong gia đình có điều kiện nhưng Hiếu không hề ỷ lại, miệt mài nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật cho đồng nghiệp, tận tâm với bệnh nhân.
![]() |
Bác sĩ Hiếu khám bệnh từ thiện cho trẻ vùng cao. |
Vươn tầm thế giới
Bác sĩ Hiếu đã có những sáng tạo trong can thiệp tim bẩm sinh bằng cách cải tiến dụng cụ để đạt mức độ ưu việt lớn nhất với người bệnh. Những dụng cụ của anh được đồng nghiệp quốc tế đánh giá cao và làm theo. Bác sĩ Hiếu tự tin cho rằng, Việt Nam không bị chậm so với thế giới. Số lượng bệnh nhân được can thiệp hiện đang đứng đầu trong số các nước Ðông Nam Á.
Danh tiếng của anh khiến nhiều đồng nghiệp đến từ các nước có nền y học tiên tiến trên thế giới ngưỡng mộ. Tại nhiều cuộc hội thảo quốc tế, bác sĩ Hiếu cung cấp cho các đồng nghiệp nước ngoài những kinh nghiệm, kiến thức mà anh thu nhận được về chuyên ngành tim bẩm sinh và tim cấu trúc. Anh luôn tin chắc một điều: “Các bác sĩ Việt Nam không những có khả năng hòa nhập với sự phát triển của y học thế giới mà còn có thể tìm ra hướng đi mới, đóng góp cho sự phát triển của Tim mạch học thế giới nói chung và Tim bẩm sinh học nói riêng”.
Với cương vị là chuyên gia tim mạch của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bác sĩ Hiếu cũng có điều kiện giảng dạy và trực tiếp điều trị tại các nước khác nhau với các hệ thống y tế rất khác biệt. Anh chia sẻ: “Lần đầu tiên tôi đặt chân lên Ấn Ðộ là năm 2006.
Ấn tượng lớn nhất của tôi sau chuyến đi không phải là những tòa nhà uy nghi hay đền Taj Mahal tráng lệ mà là những ánh mắt thật to tròn nhìn chúng tôi không chớp, là những bà mẹ tắm cho con ở những vũng nước mưa dưới chân gầm cầu cao tốc.
Tôi tự hứa với mình là phải quay trở lại đây, làm gì cho những đôi mắt hy vọng ấy. Và 10 năm qua tôi đã đến Ấn Ðộ hơn 20 lần với hơn 10 thành phố và hàng chục bệnh viện. Ðược chứng kiến sự thay đổi của đất nước hơn 1 tỷ dân trong những năm vừa qua. Có những thay đổi khiến tôi rất hạnh phúc như những bác sĩ tôi hướng dẫn đã trở thành các chuyên gia với số lượng can thiệp nhiều nhất Ấn Ðộ, tất nhiên là hơn số ca của tôi nhiều lần”.
![]() |
Bác sĩ Hiếu và trẻ vùng cao trong một lần đi khám từ thiện. |
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Bích Vân, Trưởng phòng Thanh tra (Ðại học Y Hà Nội) chia sẻ: “TS Hiếu đặc biệt trăn trở tìm hướng cải cách giáo dục y tế để bác sĩ Việt Nam có thể được đào tạo bài bản, chuyên sâu như Mỹ, Pháp. Hiếu đi nhiều nước, có nhiều mối quan hệ nên nắm bắt được xu hướng đào tạo, nhiệt tình trong việc tìm hướng đổi mới giáo dục y tế”.
Về vấn đề này, TS Hiếu cho rằng muốn bác sĩ phải thật giỏi nên cần tổ chức kỳ thi chung tốt nghiệp bác sĩ cấp quốc gia. Nếu đỗ mới được hành nghề. Giao cho các hội chuyên ngành cấp phép hành nghề để đánh giá được thực chất chuyên môn của từng bác sĩ thay vì để Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thẩm định như hiện nay.
Với vai trò là đại biểu Quốc hội khóa 14, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ: “Tôi có điều kiện để tiếp xúc với đông đảo đồng bào và đồng nghiệp trong cả nước, vì vậy có thể biết được nhiều nguyện vọng của người dân cũng như các đồng nghiệp để kịp thời kiến nghị và tìm ra những giải pháp thiết thực đề xuất lên Quốc hội và Chính phủ”...
Ðằng sau vẻ ngoài điềm đạm, hiền lành, ít nói là sự quyết đoán, tận tâm trước mọi khó khăn của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu. Có cảm giác những ngày trong bụng mẹ, cùng mẹ vượt qua bao gian khó cho Nguyễn Lân Hiếu có được bản lĩnh vững vàng trước mọi hoàn cảnh.
Cách anh đối đãi với bệnh nhân như chính người thân trong gia đình khiến đồng nghiệp và học trò nể phục. Lời anh nói “Mỗi lần cứu chữa được một bệnh nhân, hay làm việc từ thiện nào đó tôi đều cảm thấy thật thoải mái và rất hạnh phúc”, không chỉ là lời tâm sự, nó chính là con đường sống mà anh đã chọn, với mong muốn giữ lại cho cuộc đời này những nhịp đập an yên trong mỗi trái tim...
Năm 1999, kết thúc thời gian học tập ở Pháp về nước, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là một trong những người đầu tiên thực hiện can thiệp tim bẩm sinh ở Việt Nam. Anh cũng là người đã thành lập các đơn vị điều trị bệnh tim bẩm sinh tại nhiều bệnh viện như Bạch Mai, Ða khoa Thanh Hóa, Nghệ An, Ðà Nẵng. Bác sĩ Hiếu đã đón nhận nhiều bằng khen, giải thưởng trong nước và quốc tế cho những thành tựu và cống hiến trong lĩnh vực tim mạch.
(Theo Tiền Phong)
">“Phù thủy”chữa những trái tim lỗi nhịp
![]() |
Đinh Hoàng Đức (Vĩnh Xương) tiết lộ với vợ (Quỳnh Hoa) về 1 thông tin quan trọng có liên quan đến chú vợ, người đang chờ sự đồng ý của Đức về việc bắc cầu với chủ tịch Phát (Mai Nguyên). Tuy nhiên Đức nói thẳng với vợ đó là việc làm vô ích.
![]() | ![]() |
Trong khi đó, không thể chờ thêm động tĩnh từ phía trên, Hiếu TN Mobile (Tuấn Anh) đánh liều chỉ đạo nhân viên thi gan với công an lén lút đánh hàng từ kho về tiêu thụ.
![]() | ![]() |
Việc làm của Hiếu có qua mắt được công an? Lam sẽ cư xử thế nào với Nguyên? Chi tiết tập 36 Đấu trílên sóng VTV1 tối 6/9.
Quỳnh An
">Đấu trí tập 36 Lam gặp lại người yêu cũ trong tình huống không ngờ
Tò mò cuộc sống của nữ sinh không dám ngủ ngày
Sao 'Chạng vạng' đẹp như không có thật
TIN BÀI KHÁC:
Độc chiêu chuyển ma túy của các băng khét tiếngNew Zealand: Cấm đặt tên kỳ lạ cho bé
友情链接